Các bước lắp đặt hệ thống tiếp địa kim thu sét đạt chuẩn Phòng Cháy Chữa Cháy

Hệ thống tiếp địa kim thu sét là gì?

  • Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể thiếu khi thi công hệ thống chống sét. Nếu được lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ mang đến hiệu quả chống sét cao nhất. Ngược lại, nó sẽ trở thành hiểm họa cho chính công trình được lắp đặt và các công trình xung quanh. Vậy hệ thống tiếp địa là gì? Cách lắp đặt như thế nào? Mời bạn theo dõi bãi viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Một hệ thống tiếp địa đạt chuẩn gồm đầy đủ các bộ phận sau: 
-Cọc tiếp địa,
– Dây liên kết,
– Mối nối liên kết,
– Hộp nối đất và kiểm tra.
—> Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng, nhưng tầm quan trọng là ngang nhau

Tim hiểu thêm sản phẩm của hệ thống kim thu sét tại cửa hàng của chúng tôi!

Các bước lắp đặt hệ thống tiếp địa kim thu sét

Bước 1: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất

  • Việc đầu tiên cần phải xác định vị trí lắp đặt hệ thống tiếp địa đảm bảo an toàn mà mình mong muốn. Cần kiểm tra kỹ càng các chướng ngại vật như công trình ngầm, hệ thống nước,.. xung quanh khu vực lắp đặt để tránh những điều đáng tiếc xảy ra khi thi công.
  • Tiếp đến đào rãnh có chiều rộng 30cm – 50cm. Độ sâu từ 60cm – 80cm. Hình dạng và chiều dài sẽ tuân theo bản vẽ thiết kế. Hoặc điều chỉnh theo mặt bằng thực tế thi công.
  • Chú ý, có những vùng đất có điện trở suất đất cao, hoặc mặt bằng thi công hạn chế. Lúc này cần áp dụng phương pháp khoan giếng để đảm bảo an toàn. Giếng khoan có độ sâu từ 20m đến 40m. Đường kính 5cm – 8cm tùy vào độ sâu của mạch nước ngầm.

Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất

  • Cách đóng cọc tiếp địa khi lắp đặt kim thu sét
    –   Cọc tiếp địa cần được đóng theo như thiết kế đã đề ra, tại những nơi quy định. Khoảng cách giữa các cọc sẽ dài gấp hai lần độ dài cọc đóng xuống đất. Khoảng cách giữa các cọc có thể ngắn hơn ở những vùng có diện tích làm hệ thống đất giới hạn. Tuy nhiên khoảng cách không được ngắn hơn chiều dài cọc.
    –    Đóng cọc tiếp địa sâu xuống đất. Khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 10cm – 15cm thì dừng lại.
    –    Đóng cọc đất trung tâm cạn hơn. Đỉnh cọc cách mặt đất từ 15cm – 25cm. Sao cho đỉnh cọc nằm bên trong hố sau khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất.
    –    Sau đó cần liên kết các cọc bằng cách rải cáp đồng trần dọc theo rãnh đã đào.
  • Cách sử dụng hóa chất giảm điện trở khi lắp đặt kim thu sét
    –  Bước quan trọng không kém là đổ hóa chất giảm điện trở đất. Hóa chất này sẽ hút ẩm. Sau đó tạo thành dạng keo bao quanh điện cực. Từ đó giúp giảm điện trở đất bằng cách tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất, bảo vệ hệ thống tiếp địa. Hóa chất giảm điện trở có thể có thể đổ trước khi đóng cọc hoặc đổ dọc theo cáp đồng trần.
    – Nếu đổ trước khi đóng cọc, tại vị trí cọc cần đào sâu hố sâu 50cm. Đường kính từ 20cm – 30cm tính từ đáy rãnh. Sau đó đổ hóa chất giảm điện trở đất vào những hố này.
    – Nếu tiến hành khoan giếng, các cọc tiếp đất được liên kết thẳng với cáp, sau đó thả sâu xuống đáy giếng. Rải hóa chất giảm điện trở đất xuống giếng, đổ nước xuống cùng lúc để hóa chất lắng sâu xuống đáy giếng.
    – Hàn hóa nhiệt để liên kết các cọc với cáp đồng trần.

5 bước lắp đặt hệ thống tiếp địa kim thu sét

Bước 3: Hướng dẫn lắp đặt cột và chân trụ đỡ kim thu sét

  • Cột và chân trụ đỡ kim thu sét cần phải biết cách lắp đặt cẩn thận và đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tiếp địa.
  • Kim thu sét tia tiên đạo cần đặt ở vị trí cao nhất trên tòa nhà. Cột để gắn kim thu sét nên lựa chọn loại cột inox có đường kính 42 và dài 3m. Cột liên kết với dây neo, trên cột hàn đai ốc ở tại 3 vị trí.  Ba hướng cách nhau 12o độ để liên kết với dây neo. Ba sợi dây neo phải được kéo căng và liên kết với với mái nhà bằng bulong nở cường độ cao 8.8 M19. Cột Inox được gắn vào chân trụ đỡ D48 mạ kẽm dài 2m. Bằng cách khoan xuyên 2 lỗ qua thân cột Inox khớp với chân trụ. Hai lỗ cách nhau 0,5m và vuông góc với nhau.

Bước 4: Hướng dẫn lắp đặt dây thoát sét ( cáp thoát sét )

  • Số lượng dây thoát sét sẽ tùy thuộc vào quy mô của công trình. Dây thoát sét phải có tiết diện từ 5cm đến 7cm.
  • Đối với công trình trên 60m dùng 2 sợi. Công tình dưới 60m dùng một sợi có thể là cáp M50mm hoặc M70mm ( cáp trần hoặc cáp bọc nhựa). Đầu cáp dùng đai cố định vào cột Inox 3m, Cứ 0,5m cố định một lần. Cáp chạy từ chân cột thu sét xuống đất cứ 1,5m thì dùng đai cố định dây cáp một lần. Khi dẫn dây cáp tránh những vật dụng như anten, bồn nước,…. Và phải đảm bảo dẫn dòng sét xuống đất một cách an toàn, nhanh chóng.

Bước 5: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

  • Cọc mạ đồng hặc cọc đồng nguyên chất dài 2,4m. Băng đồng liên kết và phụ kiện được bố trí theo hệ thống nối đất có tác dụng tiêu năng lượng sét càng nhanh càng tốt. Đào rãnh sâu 1m, đóng cọc tiếp địa cách nhau 3m, mỗi đầu cọc liên kết với nhau bằng băng đồng 25x3mm. Việc liên kết bằng phương pháp hàn hóa nhiệt là tốt nhất để đảm bảo tuổi thọ bền lâu và đảm bảo thoát sét. Điện trở nối đất phải nhỏ hơn 10 Ω ( áp dụng tiêu chuẩn TCN 46-84 của bộ xây dựng). Số lượng cọc tùy thuộc vào tính chất của đất thường là 3 đến 8 cọc.
  • Cuối cùng là lấp đất và nện chặt vào các rãnh, hố và hoàn trả mặt bằng.

5 bước lắp đặt hệ thống tiếp địa kim thu sét

Lưu ý:

– Hiện nay trên thị trường hầu hết các thiết bị điện đều có dây nối đất qua plug cắm 3 chân, nên chỉ cần nối dây tiếp đất vào ổ cắm có 3 lỗ. Khi sử dụng cắm plug 3 chân vào ổ cắm 3 lỗ.

– Một số khu chung cư cao cấp hiện nay đã chú ý đến vấn đề này: trong các căn hộ có ổ cắm 3 “chân”, trong đó có một “chân” đã nối đất nên khá an toàn.

– Với dây nối đất thường chỉ thị được bằng màu xanh lá cây hoặc có sọc trắng.

Mời Bạn Đánh Giá
Gọi ngay
Chat zalo