Lập kế hoạch thiết kế PCCC Bình Dương bao gồm một cách tiếp cận tích hợp, các nhà thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cần nắm rõ cũng như có đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn để có thể thi công một hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn chỉnh.
Một yếu tố quan trọng để điều hành một doanh nghiệp thành công là đảm bảo rằng nó an toàn và bảo mật về mọi mặt. Điều này bao gồm việc chuẩn bị cho doanh nghiệp của bạn đối phó với những trường hợp khẩn cấp chưa xảy ra, chẳng hạn như hỏa hoạn.
THIẾT KẾ PCCC Bình Dương
Thiết kế PCCC Bình Dương là một trong những bước trước khi tiến hành thi công PCCC cho mọi công trình. Công việc này cần được thực hiện do một công ty chuyên nghiệp về PCCC tư vấn thiết kế. Việc thiết kế một công trình PCCC khá phức tạp và đều những đặc điểm riêng cho mỗi công trình khác nhau. Mỗi một dự án có nhiều yếu tố đặc trưng để cho ra bản thiết kế PCCC Bình Dương phù hợp. Vậy đơn vị thiết kế cần chú ý một vài điểm gì khi thiết kế cho một công trình phòng cháy đúng về kỹ thuật, nhưng đảm bảo báo cháy nhanh, chữa cháy hiệu quả nhất khi có sự cố ? Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ quý khách hiểu thêm về một số vẫn đề quan trọng, cần thiết khi thiết kế PCCC hiện đại
Tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định cho thiết kế PCCC Bình Dương
Nghị định 136/2020 ND-CP của chính phủ ban hành
Quy chuẩn 06-2020/BXD
- TCVN 3890:2009 quy định thi cong PCCC cho nhà ở và công trình, trang bị, sắp xếp, kiểm tra, bảo trì
- TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và không nối đất các thiết bị điện
- TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- TCVN 5507:2002 Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
- TCVN 5684:2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu – Yêu cầu chung
- TCVN 5738:2000 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 6101:1990 Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy Cacbon Dioxit – CO2 trong khi thiết kế và lắp đặt
- TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kê
- TCVN 6223:1996 Cửa hàng khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu chung về an toàn
- TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn
- TCVN 6290:1997 Chai chứa khí – Chai chứa các khí vĩnh cửu – Kiểm tra tại thời điểm nạp khí
- TCVN 6292:1997 Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép hàn có thể nạp lại
- TCVN 6034:1997 Chai chứa khí đốt hoá lỏng – Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và bảo quản
- TCVN 6484:1999 Khí đốt hoá lỏng (LPG) – Xe bồn vận chuyển – Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng
- TCVN 7161-1:2002 Hệ thống cứu hoả dạng khí – Tính chất vật lý áp dụng đối với thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu cơ bản
- TCVN 7161-9:2009 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227EA
- TCVN 9206:2012 Trang bị thiết bị điện đối với nhà ở và tại công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 9207:2012 Quy định về thiết kế đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 4879:1989 Quy định về Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn
- TCVN 5065:1990 Tiêu chuẩn thiết kế PCCC cho khách sạn
- TCVN 6161:1996 Tiêu chuẩn quy định về Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 6379:1998 Tiêu chuẩn quy định về thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 7278-1:2003 Tiêu chuẩn, quy định về chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt cứu hoả độ nở thấp, sử dụng phun lên bề mặt chất lỏng đang cháy không hòa tan được với nước
- TCVN 7278-2:2003 Chất chữa cháy – Hoá chất tạo bọt chữa cháy – Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật áp dụng đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao sử dụng phun lên bề mặt chất lỏng đang cháy không hòa tan được với nước
- TCVN 7278-3:2003 Chất chữa cháy – Hoá chất tạo bọt chữa cháy – Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật áp dụng với chất tạo bọt cứu hoả độ nở thấp sử dụng phun lên bề mặt chất lỏng đang cháy hòa tan được với nước
- TCVN 48:1996 Phòng cháy chữa cháy đối với doanh nghiệp thương mại và dịch vụ –Những quy định chung
Xem thêm tại đây
Những điều cần lưu ý khi thiết kế PCCC Bình Dương
Thiết kế PCCC Bình Dương là việc thiết kế di sau phần xây dựng cơ bản trong đó các nhà thiết kế PCCC Bình Dương cần phân tích mọi thành phần xây dựng dưới dạng một gói tổng thể. Thiết kế của bất kỳ hệ thống phòng cháy chữa cháy nào cũng là một quan trọng mang tính chặt chẽ, chính xác, khoa học, phù hợp, tiết kiệm. Và đặc biệt phải hòa hợp với các hệ thống khác trong cùng một công trình
Các chi tiết trong hệ thống phòng cháy chữa cháy rất phức tạp, và khác nhau đối với mọi tòa nhà. Mỗi hệ thống được thiết kế tối ưu nhưng chỉ phù hợp và áp dụng cho một toàn nhà cụ thể đang cải tạo hay một tòa nhà mới hoàn toàn. Mỗi công trình có đặc điểm riêng nên cần phải được thiết kế phát triển với các mục tiêu cụ thể là đảm bảo phòng cháy chữa cháy hiệu quả
Lưu ý quan trọng : Quy trình thiết kế PCCC Bình Dương luôn là một quy trình tổng thể cho cả khi chúng ta xây dựng mới hoặc sủa chữa nâng cấp tòa nhà. Chủ đầu tư và quản lý, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu kết hợp cùng nhà tư vấn đều cần tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hiểu đầy đủ các vấn đề và mối quan tâm của tất cả các bên khác nhau tham gia. Để tránh ảnh hưởng tới các hệ thống khác liên quan trong cùng tòa nhà
Khi thiết kế PCCC Bình Dương, người thiết kế phải hết sức chú ý tới việc tuân thủ mọi quy định của pháp luật về quy định trong PCCC. Các yêu cầu, quy định này luôn xuất phát từ thực tế. Và là tiêu chuẩn để đánh giá, thẩm định hệ thống PCCC có đặt yêu cầu về an toàn hay không
Danh mục công trình yêu cầu thẩm duyệt thiết kế PCCC Bình Dương
Dưới đây là danh mục công trình bắt buộc có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về thiết kế PCCC Bình Dương của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình.
DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PCCC
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ
- Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
- Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
- Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
- Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên
- Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, trạm dừng nghỉ có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Gara để xe ô tô trong nhà có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
- Hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên; hầm đường sắt có chiều dài từ 1.000 m trở lên thiết kế PCCC Bình Dương
- Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
- Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên; cơ sở kinh doanh khí đốt, hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên thiết kế PCCC Bình Dương
- Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên
- Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên thiết kế PCCC Bình Dương
- Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ.
Công ty thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy Đại An Toàn
PCCC Đại An Toàn là công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, chúng tôi đảm bảo sẽ hỗ trợ bạn thiết kế một hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn và hoạt động tốt. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn
- Địa Chỉ: Số 9A, Đường 43, Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TPHCM
- Gmail: pcccdaiantoan@gmail.com
- Số Điện Thoại: 0978.041.868