Quy định bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy mới nhất 2023, để các doanh nghiệp có thể cập nhật thường xuyên và đúng tiến độ.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy khi được thi công lắp đặt thì cũng như bao hệ thống khác như điện, nước, mạng…đều cần phải được bảo trì và hay bảo dưỡng định kỳ sau một thời gian nhất định sau khi việc thi công lắp đặt được hoàn tất và đi vào hoạt động để đảm bảo an toàn, cũng như giúp cho hệ thống hoạt động tốt nhất.

Theo thông tư 52 và theo TCVN 5738/2001 có quy định rất rõ ràng một năm cần bảo trì hệ thống PCCC 1 năm là 1 lần và bảo trì kiểm tra định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/ lần của nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, 6 tháng/1 lần do đơn vị có nghiệp vụ & năng lực thực hiện bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy

Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy cơ bản như sau:

Kiểm tra bình chữa cháy:

Kiểm tra đồng hồ áp suất bình

* Đồng hồ áp suất bình chữa cháy sẽ có 3 vạch bao gồm 3 màu khác khác nhau:

  • Màu vàng: Áp suất khí trong bình vượt mức cho phép.
  • Màu xanh: Áp suất khí bên trong bình ở mức tốt, cho phép.
  • Màu đỏ: Áp suất không đủ hoặc đã hết, không đủ để đẩy bột ra ngoài bình.

Kiểm tra và niêm phong chì

Kiểm tra thời hạn kiểm định

Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định

Kiểm tra các hướng dẫn vị trí bình, cách sử dụng bình

Đảm bảo đạt TCVN về bảo dưỡng bình chữa cháy

Bảo đảm theo TCVN 7026:2013

Kiểm tra trung tâm báo cháy điều khiển, bình ắc quy.
Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch
Kiểm tra bộ phận nguồn
Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím, màn hình, chương trình vv… (nếu cần)
Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi
Test toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng
Đảm bảo là bình ắc quy đang trong tình trạng tốt.

Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị báo cháy
Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu, lao chùi và test thử đầu báo khói bàng cách dùng bình tạo khói xịt vào đầu báo khói
Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu, lao chùi và test thử đầu báo nhiệt bàng cách dùng máy sấy thổi gần đầu báo nhiệt
Kiểm tra nút nhấn tác động bàng tay và nút nhấn trì hoãn có đảm bảo hoạt động tốt hay không, Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu, bộ phận nguồnnguồn
Chuông báo cháy, Còi/đèn chớp báo cháy: kiểm tra độ rung, bộ phận nguồn dây tín hiệu

Kiểm tra hệ thống máy bơm PCCC

Khi hỏa hoạn xảy ra cần có hệ thống bơm chữa cháy hoạt động tốt để để dập tắt đám cháy nhanh chóng tránh cháy lan ra các khu vực lân cận. Để hệ thống hoạt động hiệu cần chú ý đến việc bảo trì hệ thống tránh các rủi ro khi sử dụng. Khi bảo trì hệ thống cần lưu ý kiểm tra đến hoạt động của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa và các máy bơm cứu hỏa.
Cách kiểm tra hệ thống bơm chữa cháy sẽ bao gồm:
Kiểm tra tổng quan bên ngoài hệ thống.
Kiểm tra các bộ phận bơm, motor: Bơm chính, bơm phụ, bơm bù áp.
Kiểm tra đường ống, các đầu vòi.
Kiểm tra hoạt động của tủ điều khiển, các thiết bị điện..

Theo thông tư 52 và theo TCVN 5738/2001 , quy định của luật phòng cháy chữa cháy rất rõ ràng một năm cần bảo trì hệ thống PCCC. Một năm cần 1 lần bảo trì chính thức và tổng thể một hệ thống thiết bị và rà soát định kỳ bình chữa cháy 3 tháng/ lần. Đối với các nhà máy, cơ quan, chung cư xí nghiệp, 6 tháng nên có 1 lần.
Một số quy định chung (Số: 52/2014/TT-BCA )

BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY THÔNG DỤNG

Điều 15. Bảo quản, bảo dưỡng bình chữa cháy
1. Phân loại bình chữa cháy
a) Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia hoặc bọt;
b) Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột;
c) Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia;
d) Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột;
đ) Loại 5: Bình chữa cháy các-bon dioxide.
2. Yêu cầu bảo quản, bảo dưỡng
a) Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn của bình để xác định bình chữa cháy đã sử dụng hay chưa sử dụng;
b) Gắn biển hoặc ghi nhãn gắn vào bình sau khi đã bảo quản, bảo dưỡng;
c) Thay thế chốt an toàn và lắp niêm phong mới.
3. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên
a) Đối với các bình loại 1, 2, 3, 4 và 5; cụ thể:
– Kiểm tra bên ngoài thân bình để xác định có bị gỉ sét. Nếu bình bị gỉ sét không đáng kể thì phải bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị gỉ sét, ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;
– Cân bình chữa cháy (có hoặc không có cơ cấu vận hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất) hoặc sử dụng phương thức thích hợp để kiểm tra bình chứa khối lượng chất chữa cháy chính xác. Đối chiếu khối lượng so với khối lượng được ghi khi bình đưa vào sử dụng lần đầu;
– Kiểm tra lăng phun, vòi phun của bình và vệ sinh sạch sẽ; nếu hư hỏng phải thay thế.
– Kiểm tra các thiết bị chỉ áp suất. Nếu áp suất giảm hơn 10% hoặc nhiều hơn so với mức giảm lớn nhất theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;
– Kiểm tra cơ cấu vận hành và kiểm soát sự xả (nếu được lắp) đối với loại bình chữa cháy được thiết kế có cơ cấu vận hành tháo ra theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
b) Đối với bình loại 3 và loại 4
– Làm sạch bên trong, bên ngoài bình; kiểm tra bên trong, bên ngoài thân bình để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc hư hại không đáng kể thì phải bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;
– Mở bình chữa cháy hoặc tháo các đầu lắp ráp để kiểm tra chất lượng bình;
– Kiểm tra bên ngoài chai khí đẩy để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu chai khí đẩy bị ăn mòn và hư hại thì phải thay mới. Cân chai khí đẩy và kiểm tra khối lượng so với khối lượng ghi trên chai. Chai khí đẩy có khối lượng chất chứa ít hơn khối lượng nhỏ nhất được ghi hoặc chai được phát hiện bị rò rỉ thì phải sửa chữa, nạp đủ hoặc thay bằng chai mới;
– Nạp lại bình chữa cháy tới mức ban đầu (bình loại 3), bù lại lượng nước bị mất. Đối với nước có phụ gia hoặc dung dịch tạo bọt thì nạp lại bình theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ lăng phun ống nhánh, lưới lọc và ống phun trong van xả khí (nếu được lắp);
– Kiểm tra bột trong bình (bình loại 4), cụ thể: Khuấy trộn bột bằng cách lắc và dốc ngược bình. Nếu có dấu hiệu vón cục, đóng cục không phun được thì phải thay tất cả bột chữa cháy và nạp lại bình bằng bột chữa cháy của nhà sản xuất. Kiểm tra, chỉnh sửa và vệ sinh sạch lăng phun, vòi phun, ống phun;
– Kiểm tra vòng đệm, màng ngăn và vòi phun; thay thế nếu bị hư hỏng;
– Lắp lại bình theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
c) Đối với bình loại 5
– Kiểm tra, vệ sinh loa phun, vòi phun chữa cháy; thay thế nếu bị hư hỏng;
– Thực hiện phép thử dẫn điện bộ vòi chữa cháy.
4. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ
Sau 5 năm (tính từ ngày sản xuất), bình chữa cháy các loại 1, 2 và 3 phải được bảo dưỡng như sau:
a) Phun xả bình chữa cháy hết hoàn toàn. Sau khi phun, áp kế phải chỉ áp suất “0” và thiết bị chỉ thị (nếu được trang bị) phải chỉ vị trí đã phun;
b) Mở bình chữa cháy và làm sạch bên trong thân bình; phát hiện sự ăn mòn và hư hại bên trong thân bình. Nếu bình bị ăn mòn ít, hư hại không đáng kể thì bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;
c) Kiểm tra, làm sạch lăng phun, lưới lọc và vòi phun, lỗ thông, (hoặc các cơ cấu thông hơi khác) ở trong nắp hoặc bộ van và ống xả trong;
d) Kiểm tra vòng đệm bịt kín và vòi phun (nếu được lắp) và thay nếu bị hư hỏng;
đ) Kiểm tra cơ cấu vận hành về việc chuyển động;
e) Lắp ráp và nạp lại bình chữa cháy.
Điều 16. Bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy thông dụng khác
1. Bảo quản, bảo dưỡng vòi chữa cháy
a) Bảo quản, bảo dưỡng vòi trong kho: Vòi phải để trên giá nơi khô ráo, không để gần hóa chất, xăng, dầu; nếu để lâu phải đảo vòi, thay đổi nếp gấp;
b) Bảo quản, bảo dưỡng, sắp xếp trên xe: Vòi để trên xe chữa cháy theo cuộn phải để đúng ngăn ô quy định; trong các ngăn ô không được để thêm các dụng cụ, phương tiện khác;
c) Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy
– Khi triển khai vòi không để gấp khúc hoặc có vật nặng đè chặn, không rải vòi lên các vật nhọn, vật đang cháy, nơi có axít hoặc các chất ăn mòn khác;
– Khi lắp vòi vào họng phun của xe, tuyệt đối không di chuyển xe, không lôi, kéo vòi đoạn gần họng phun;
– Khi bơm nước không tăng, giảm ga đột ngột, không tăng áp suất vượt quá áp suất làm việc của từng loại vòi;
– Phơi khô trước khi cuộn vòi đưa vào kho hoặc xếp lên ngăn vòi của xe chữa cháy; không xếp trên xe các loại vòi còn ẩm ướt.
2. Bảo quản, bảo dưỡng ống hút chữa cháy, lăng chữa cháy, đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, giỏ lọc, thang chữa cháy
a) Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện và vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp trên giá kê, sàn kê hoặc trong tủ bảo quản; không được quăng, quật khi sắp xếp, vận chuyển;
b) Không để phương tiện gần xăng, dầu, axít và các hóa chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào phương tiện;
c) Phương tiện phải được sắp xếp theo từng chủng loại, chất lượng để thuận tiện cho công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và chữa cháy;
d) Không để các vật nặng đè lên phương tiện hoặc không được chồng quá cao các phương tiện lên nhau nhằm tránh trường hợp bị méo, bẹp.
Mục 4. BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN CỨU NGƯỜI
Điều 19. Bảo quản, bảo dưỡng đệm cứu người
1. Bảo quản thường xuyên
a) Lau chùi sạch sẽ toàn bộ phương tiện. Kiểm tra khả năng làm việc của ống xả và lưới thông hơi;
b) Quan sát, kiểm tra phát hiện vết xước, đứt bất thường trên phương tiện;
c) Kiểm tra tình trạng căng của các sợi dây tại khoang dưới của đệm;
d) Kiểm tra mức nhiên liệu của máy phát, nếu thiếu phải bổ sung;
đ) Để phương tiện ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
2. Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy
a) Đối với đệm
– Triển khai đệm nhảy và bơm đầy hơi vào đệm; để đệm căng trong ít nhất 30 phút;
– Kiểm tra các đầu nối và các mối liên kết (với đệm dùng quạt gió) ở đệm khi đang căng;
– Kiểm tra cáp điện và phích cắm; kiểm tra nút vặn hơi và bình khí với đệm dùng khí nén;
– Gấp, cuộn đệm theo đúng quy định; kiểm tra để đảm bảo đệm không bị ẩm, ướt.
b) Kiểm tra động cơ máy phát điện của đệm, cụ thể:
– Phần làm mát và giải nhiệt của động cơ; hệ thống lọc khí động cơ; hệ thống súp páp, khe hở súp páp động cơ;
– Bộ phận bơm nhiên liệu, phun nhiên liệu điện tử;
– Hệ thống lọc nhớt, xả nhớt và làm vệ sinh những chất dơ bẩn bị đóng trong thời gian máy hoạt động;
– Hệ thống ống áp lực dẫn dầu, bơm tạo áp suất, van xả dầu;
– Kiểm tra độ hao mòn, độ rơ (bạc đạn, bạc dầu và các phần cơ khí khác);
– Kiểm tra cốc lắng cặn và tách nước giải nhiệt, bình làm mát hồi lưu;
– Kiểm tra toàn bộ bu lông, đai ốc của máy.
3. Sau 2 năm kể từ ngày đưa đệm vào sử dụng phải kiểm tra chất lượng của đệm bằng cách thả vật nặng 80 kg với diện tích bề mặt 0,20 m2 ở độ cao 30m lên đệm; thực hiện thử lại ít nhất 3 lần.

Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động

1. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
2. Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được bảo quản định kỳ mỗi năm 01 lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
3. Việc bảo quản hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003, các tiêu chuẩn khác có liên quan).

5/5 - (1 bình chọn)
Gọi ngay
Chat zalo