Công ty PCCC Đại An Toàn chuyên thi công hệ thống báo cháy tự động cho tất cả công trình tại khu vực miền nam.
Hệ thống báo cháy tự động là gì?
– Hệ thống báo cháy tự động(HTBCTD) là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị, có nhiệm vụ phát hiện và báo động kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà và các tổ chức cứu hỏa kịp thời ứng biến và đưa ra các biện pháp xử lí đám cháy kịp thời, nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
– Hệ thống báo cháy tự động còn có một số chức năng chính như:
+ Nó là một phương tiện, cầu nối để phát hiện ra đám cháy đang bùng phát bằng phương pháp thủ công hoặc tự động.
+ Nó là một tín hiệu để thông báo cho cư dân biết được đang có cháy trong tòa nhà, nhờ đó cư dân có thể có những biện pháp sơ tán và bảo vệ tài sản của mình một cách kịp thời
+ Không chỉ thông báo cho cư dân trong tòa nhà mà nó còn truyền tín hiệu đến cho cơ quan PCCC hoặc tổ chức ứng phó khẩn cấp khác gần đó .
Các thành phần của hệ thống báo cháy tự động:
Hệ thống báo cháy tự động bán chạy hiện nay thường có 3 thành phần chính như sau;
– Trung tâm báo cháy
+ Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một mainboard điều khiển,bộ nguồn, ác quy dự phòng
– Thiết bị đầu vào
+ Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…
+ Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
– Thiết bị đầu ra
+ Bảng hiển thị phụ.(Sanjiang CRT-9000E)
+ Chuông báo động, còi báo động.(12V Chungmei CM-FB612)
+ Đèn báo động, đèn exit.(Đèn sự cố KT2200 KENTOM/VN)
+ Bộ quay số điện thoại tự động.(Garrison LK-100S1)
Hệ thống báo cháy tự động có thể được chia làm 4 loại chính:
- Hệ thống báo cháy thông thường (Conventional fire alarm system): hay còn gọi là hệ báo cháy vùng là hệ thống khi báo cháy sẽ báo đến một khu vực, khu vực đó có thể có một hoặc nhiều đầu báo cháy. Vậy nguyên lý hoạt động cụ thể ra sao, ưu nhược điểm như thế nào và chúng ta sẽ trang bị hệ thống vùng.
- Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system): là hệ thống cảnh báo cháy xác định chính xác vị trí xảy ra cháy. Bằng việc giá sát trực tiếp các thành phần trong hệ thống bao gồm: đầu báo hệ địa chỉ, nút nhấn khẩn cấp,các van giám sát dòng chảy, module điều khiển…
- Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system)là hệ thống báo cháy thế hệ mới dựa trên cơ sở công nghệ 4.0. Hệ thống chống cháy thông minh được phát triển dựa trên nền tảng của hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system).
- Hệ thống báo cháy không dây (Wireless fire alarm system):được thiết kế để cảnh báo chúng ta trong trường hợp khẩn cấp để chúng ta có thể hành động bảo vệ bản thân, gia đình, nhân viên và mọi người. Cơ chế bảo vệ: phát hiện các đám cháy, đám khói, sự gia tăng nhiệt độ đột ngột, sự rò rỉ khí độc, khí gas, khí carbon monoxide.
Công dụng của hệ thống báo cháy tự động:
- Một hệ thống báo cháy tự động được thiết kế để giám sát môi trường cho những thay đổi có liên quan đến hỏa hoạn và đưa ra các cảnh báo ngay lập tức khi cần thiết. Cảnh báo an toàn và kịp thời là hai trong số những lý do quan trọng nhẩt để có thể bảo vệ bạn khi có hỏa hoạn tại nhà.
- Những lợi ích của việc thi công hệ thống báo cháy
– Thi công hệ thống báo cháy đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính mạng và tài sản khi có hỏa hoạn xảy ra. Việc lắp đặt hệ thống báo cháy tự động giúp chúng ta có thể dễ dàng phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát hay nguy cơ xảy ra đám cháy, đồng thời cảnh báo cho mọi người biết để có các phương án xử lý kịp thời:
– Báo trước những hiểm họa sắp xảy ra nhờ hệ thống các đầu báo khói, báo nhiệt,…
– Dễ dàng xử lí khi sự cố xảy ra nhờ những thiết bị chữa cháy được thiết kế phù hợp và rất dễ sử dụng.
– Tránh được những mối nguy hiểm và hạn chế các hậu quả do hỏa hoạn gây ra.
Quy trình thi công hệ thống báo cháy tự động
- Bước 1: Đi dây cáp tín hiệu
– Thực hiện đi dây tất cả các vị trí đặt đầu báo khẩn, vị trí đặt trung tâm báo cháy. Các đường dây phải được lắp đặt có thẩm mỹ và đạt tiêu chuẩn về an toàn. Dây phải được luồn trong ống luồn dây để đảm bảo độ bền và tính an toàn cho hệ thống
- Bước 2: Đo điện trở
– Tiến hành đo điện trở cách điện cho hệ thống dây đã lắp đặt đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho hệ thống.
- Bước 3: Lắp đặt các thiết bị
– Đầu báo khói : Được lắp đặt với chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, dấu hiệu khói, cháy báo về trung tâm để xử lý. Thời gian đầu báo khói nhận và truyền tín hiệu không quá 30s. Mật độ môi trường là 15% – 20% nếu nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.
– Còi báo cháy : Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người…nhằm báo động cho những người xung quanh biết và xử lý sự cố kịp thời.
– Công tắc khẩn : Được lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang để dễ sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyển thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động khẩn cấp cho mọi người đang trong khu vực xảy ra sự cố phát hiện và xử lý.
– Lắp đặt và cài đặt tủ trung tâm : Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống, nó quyết định đến chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động có khả năng nhận và xử lý tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc tín hiệu sự cố kỹ thuật. Trong các trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến các nơi báo cháy. Có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…
- Bước 4: Kiểm tra và chạy thử
– Kiểm tra hoạt động của tủ trung tâm
– Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không
– Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không
– Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không
– Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ ( luôn ở chế độ auto )
– Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm : xem các CB có sự cố khác thường không , CB luôn ở trạng thái ON
– Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không
– Kiểm tra bộ sạc bình tự động : giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.
– Chạy thử toàn bộ hệ thống và bàn giao
– Sau khi hệ thống chạy thử sẽ test điểm các đầu báo khói để kiểm soát và làm quen tình trạng hoạt động của hệ thống.
– Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
– Cơ sở nào phải lắp đặt Hệ thống chữa cháy tự động?
Căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phòng cháy chữa cháy.
- 7.1.1 Hệ thống chữa cháy tự động phải được trang bị cho nhà và công trình quy định tại Phụ lục C. Việc trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho nhà và công trình khác căn cứ trên cơ sở phân tích mức độ nguy hiểm cháy và các yếu tố khác liên quan đến việc bảo vệ con người và tài sản.
Trong nhà và công trình quy định tại Phụ lục C <TCVN 3890:2009> cần phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ các phòng, không phụ thuộc vào diện tích, trừ các khu vực sau: Khu vực ẩm ướt (phòng tắm, vệ sinh, buồng lạnh, khu rửa…)
Cầu thang bộ. Khu vực không có nguy hiểm về cháy.”
Nếu không thi công hệ thống báo cháy tự động thì có bị phạt không?
Quy định phạt nếu không thi công hệ thống báo cháy tự động tại khoản 5 Điều 41 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
“Điều 44. Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
…
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới theo quy định của pháp luật.
…”
Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.