Hệ Thống Chữa Cháy Vách Tường

Với những tiện ích mà thiết bị phòng cháy chữa cháy mang lại thì hệ thống chữa cháy vách tường là một hệ thống đem lại hiệu quả cáo, dễ dàng sử dụng thuận tiện và nhanh chóng. Vì lẽ đó mà nhìu cơ sở và công ty đã áp dụng hệ thống chữa cháy vách tường này.

Hệ thống chữa cháy vách tường (wall fire fighting system) là hệ thống chữa cháy bán tự động. Đúng như tên gọi, hệ thống này được đặt ở các vách tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy. Chúng có khả năng dập tắt đám cháy nhanh, chi phí đầu tư thấp nên được sử dụng khá phổ biến.

Hệ Thống Chữa Cháy Vách Tường

 

Các thành phần cơ bản của hệ thống chữa cháy vách tường 

  • Một bể chứa lớn để đựng nước để chữa cháy.
  • Hệ thống máy bơm chữa cháy dự phòng, chạy điện và bơm tăng áp.
  • Một tủ điện để điều khiển máy bơm chữa cháy chạy điện.
  • Bình áp lực cao, đồng hồ đo áp lực và rơ le áp lực.
  • Hệ thống đổi dòng và van báo động.
  • Hệ thống van chặn, van hút xả và van một chiều.
  • Hệ thống đường ống dẫn nước của hệ thống chữa cháy vách tường.
  • Họng lấy nước của hệ thống chữa cháy vách tường.
  • Hệ thống chữa cháy vách tường chia làm 2 loại:
  • Hệ thống chữa cháy vách tường trong nhà  dùng khi đám cháy xảy ra trong nhà hoặc trong công trình.
  • Hệ thống chữa cháy vách tường ngoài nhà dùng để chaux cháy khi đám cháy xảy ra ngoài nhà hoặc bên ngoài công trình.

Cách sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường 

  • Hệ thống chữa cháy vách tường sử dụng nước để chữa cháy là trạm bơm cung cấp nước chữa cháy được kết hợp với hệ thống họng lấy nước của vách tường. Khi có sự cố xảy ra thì bạn chỉ cần mở van chặn, ngay lập tức dòng nước áp lực cao của hệ thống chữa cháy vách tường sẽ phun ra để dập lửa chữa cháy. Lúc này áp lực nước sẽ giảm và hệ thống máy bơm nước sẽ làm việc một cách tự động để cung cấp nước chữa cháy.
  • Thông thường thì vị trí lắp đặt của hệ thống này là ở các vách tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy để luôn sẵn sàng khi có sự cố cháy xảy ra.
  • Vị trí hệ thống chữa cháy vách tường ở vách tường, hành thang thang máy và tầng hầm
  • Đó là cách sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường còn nguyên lý hoạt động ra sao, các bạn cần phải nắm rõ để có thể biết được rộng hơn khi cần lắp đặt riêng cho chính nhà hay công ty của bạn.

Hệ Thống Chữa Cháy Vách Tường

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy vách tường

  • Để đảm bảo trong điều kiện bình thường mà áo lực nước của hệ thống chữa cháy vách tường không đổi thì máy bơm sẽ được điều khiển bằng một trung tâm tự động. Khi áp lực được giảm dần, máy bơm bù áp sẽ tự động làm việc để cung cấp nước cho đường ống để bù cho lượng áp suất vừa bị mất. Còn trong trường hợp áp lực nước bị giảm một cách đột ngột do đầu phun sprinkler đã mở thì máy bơm chính sẽ hoạt động để cung cấp nước chữa cháy và tín hiệu sẽ truyền cho trung tâm báo động cũng như những thiết bị báo động khác ngày cùng một thời điểm.

Ưu, nhược điểm hệ thống chữa cháy vách tường

  • Tương tự như những khác, đều có những ưu và nhược điểm riêng. Mọi người cùng Bảo vệ Việt Anh tìm hiểu xem hệ thống này có điểm nổi bật gì so với những hệ thống chữa cháy khác hay không nhé.
  • Ưu điểm
  1. Dễ dàng sử dụng
  2. Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  3. Không ảnh hưởng đến môi trường
  4. Không gây ra thiệt hại cho máy móc trong nhà máy, xí nghiệp,…
  • Nhược điểm
  1. Đây là hệ thống chữa cháy thủ công, cần đến sự can thiệp của con người
  2. Nguy cơ đám cháy lan nhanh trong trường hợp đội ngũ cứu hỏa chưa đến kịp thời

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy vách tường

  • Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy vách tường được quy định cụ thể qua những tiêu chuẩn sau:
  1. Áp lực tự do đầu miệng lăng phun của họng nước chữa cháy: TCVN 2622 : 1995
  2. Số họng nước chữa cháy theo quy định trong bảng 14, TCVN 2622 : 1995
  3. Lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường theo TCVN 3890 : 2009
  4. Bố trí họng chữa cháy vách tường được quy định tại điều 10.14 đến 10.20, TCVN 2622 : 1995
  5. Quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy sẽ tuân theo Thông tư 52

Lý do hệ thống chữa cháy vách ngăn được  nhiều công ty lựa chọn

  • Cách sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường đơn giản, thao tác nhanh.
  • Khi lắp đặt hệ thống có kèm theo thiết bị báo cháy sẽ tạo cảm giác an toàn cho mọi người.
  • .Chi phí lắp đặt không cao, nhưng lại có thể sử dụng lâu dài, đảm bảo được nội quy phòng cháy chữa cháy dành cho công ty, đơn vị lớn.
  • .Hệ thống chữa cháy vách tường mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng cháy chữa cháy khi bạn nắm rõ nguyên lý, cách sử dụng và lắp đặt đúng.
  • Nếu so với các bình chữa cháy thì hệ thống chữa cháy vách tường có khả năng dập lửa nhanh hơn, tốt hơn vì không bị hạn chế về nguyên liệu phun.

Hệ Thống Chữa Cháy Vách Tường

Các bước tiến hành lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường:
– Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiệt bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
– Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
– Làm một hệ thống giá đỡ ống, các giá đỡ này cần phải đáp ứng đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà cũng như vách tường.
– Thực hiện kết nối ống và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
– Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
– Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
– Đầu nối hoàn thiện hệ thống.

Các quy định về hệ thống chữa cháy vách tường

  • Thứ nhất, một thiết bị quan trọng trong hệ thống chữa cháy vách tường đó là máy bơm nước. Dòng nước đổ ra ngay khi mở van chặn sẽ giúp dập tắt đám cháy. Tuy nhiên, để việc dập tắt diễn ra nhanh chóng, giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra thì dòng nước phải có áp lực mạnh. Nếu chỉ lắp đặt một hệ thống nước thông thường thì áp lực nước sẽ không đủ mạnh để dập tắt đám cháy. Chính vì vậy, thứ cần lắp đặt ở đây là máy bơm hoặc các máy tăng áp lực.
  • Thứ hai, hệ thống chữa cháy vách tường là một hệ thống tự động. Do đó, cần phải thiết kế một trung tâm điều khiển hệ thống tự động này. Điều này sẽ giúp cho vòi phun tự động vẫn có áp lực đối với dòng nước khi chưa tăng áp lực. Bên cạnh đó, để áp lực nước không đổi cho tới khi đám cháy dừng hẳn, máy bơm phụ cũng là một lựa chọn để lắp đặt cho hệ thống. Chỉ khi đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn thì hệ thống mới giảm áp lực phun nước chữa cháy.
  • Thứ ba, theo Quy định về hệ thống chữa cháy vách tường thì hệ thống này phải được kết nối với các thiết bị báo động khác. Điều này để phòng trường hợp khi có sự cố xảy ra nhưng áp lực nước không đủ mạnh, hệ thống sẽ ngay lập tức truyền đến trung tâm báo động của tòa nhà và toàn bộ các thiết bị báo cháy khác.
Mời Bạn Đánh Giá
Gọi ngay
Chat zalo