Cọc tiếp địa D20 có những ưu điểm gì? sử dụng cọc tiếp địa D20 như thế nào hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
Cọc tiếp địa D20
- Dài 1.6m RR của hãng Ramratna Ấn Độ theo tiêu chuẩn IEC 62501 và TCN2068-174
- Chất liệu: Thép mạ đồng dày 0.25mm (đồng 99.95%)
- Chiều dài: 1.6m.
- Kích thước: 20mm.
- Trọng lượng: 4.5kg.
- Hãng sản xuất: Ramratna Ấn Độ
- Nhà nhập khẩu : Startup Việt Nam.
Ưu điểm của Cọc tiếp địa D20
- Cọc tiếp địa mạ đồng dùng lõi sắt có đường kính đa dạng từ 20mm vì vậy người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với ngôi nhà và các công trình của mình.
- Cọc được mạ với tiêu chuẩn – 1 lớp kẽm và 1 lớp đồng. Lớp mạ dày và bóng rất đẹp và bắt mắt.
- Tính dẫn điện tốt, điện trở thấp, không bị oxi hóa trong lòng đất và dễ thi công.
- Giải pháp kinh tế nhất giúp trở kháng tốt trong các công trình chống sét hiện nay.
- Giảm thiểu chi phí cho chủ đầu tư
- Cọc tiếp địa có khả năng chịu lực cao trong quá trình thi công đóng cọc và ép cọc( vì lượng cabon trong cọc thấp )
– Tất cả mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại. Nếu biết sử dụng đúng cách thì nó sẽ thể hiện được mặt lợi, còn không biết sử dụng một cách hợp lí thì mặt hại sẽ bị bộc lộ và đem đến những nguy hiểm không thể nào lường trước được. Nếu phương pháp thi công cọc tiếp địa chống sét đúng cách thì cọc tiếp đất sẽ phát huy được tối đa công dụng bảo vệ các công trình khi gặp thời tiết xấu kèm theo sấm sét.
– Nếu như đóng sai cách thì sẽ vô cùng gây nguy hiểm. Cọc tiếp đất có bản chất là một thanh kim loại nên rất dễ dẫn điện, truyền điện cũng như thu hút các loại điện tích. Chính vì vậy, khi cọc bị đóng sai cách ở các khu dân cư thì rất dễ gây ra các vụ tai nạn như giật điện, cháy nổ, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Tiêu chuẩn khi đóng Cọc tiếp địa D20
- Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn tiếp địa chống sét TCVN 9385:2012 để thi công cọc tiếp địa đạt chuẩn như sau:
– Hệ thống cọc tiếp địa phải được đặt hoàn toàn trong lòng đất.
– Độ sâu lắp đặt cọc tiếp địa từ 0,5 m đến 1,2 m (tính từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ).
– Thi công cọc tiếp địa không được cản trở sinh hoạt chung, không làm ảnh hưởng các công trình ngầm.
– Khoảng cách giữa các cọc tiếp địa từ 1 đến 2 lần chiều dài của mỗi cọc đóng xuống đất - Cách đóng cọc tiếp địa
– Để đóng cọc tiếp địa, quý khách có thể thực hiện theo các bước được hướng dẫn trong quy trình dưới đây.
Bước 1: Đào rãnh
Đào rãnh tiếp địa với độ sâu khoảng 0,5 – 1m và rộng là 50cm.
Bước 2: Đóng cọc tiếp đất xuống rãnh đã đào.
Tiến hành đóng cọc tiếp địa mạ đồng vào rãnh vừa đào, đảm bảo giữ giữa 2 cọc phải cách nhau một khoảng từ 3 – 5m.
Bước 3: Nối cọc tiếp địa với cáp đồng trần, thanh đồng tiếp địa thông qua các loại kẹp hoặc hàn hóa nhiệt.
Bước 4: Đo điện trở suất đất và đổ hóa chất giảm điện trở đất.
Bước 5: Lấp đất hoàn trả mặt bằng khi điện trở đất đạt mức cho phép.
Xem thêm: Lắp đặt hệ thống chống sét