THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
ĐẠT TIÊU CHUẨN 2023

Lắp đặt lắp đặt hệ thống chống sét đạt tiêu chuẩn năm 2023. Bảo vệ các công trình như chung cư, nhà cao tầng, trường học, bệnh viện, khu dân cư,… khỏi cháy nổ do sét đánh.
Vào mùa mưa, nhất là dịp hè, những cơn mưa dông bất chợt kèm theo sét đánh luôn đe dọa tính mạng của con người. Nó là một hiện tượng tự nhiên và xảy ra rất là bất ngờ, năng lượng từ tia sét không những đe dọa đến tính mạng con người mà nó còn phá hủy máy móc thiết bị, công trình xây dựng , nguồn dữ liệu,….
Vì vậy hệ thống chống sét là một biện pháp phòng chống và bảo vệ con người cũng như các thiết bị vận hành. Khi công trình bị sét đánh trúng, hệ thống chống sét sẽ làm năng lượng từ dòng sét truyền xuống dưới đất một cách nhanh chóng và an toàn thông qua một đường trở kháng thấp nhất ( mà không đi qua một vật dẫn nào khác ).
DANH MỤC CƠ SỞ DO CƠ QUAN CÔNG AN QUẢN LÝ. (Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên.
Hoạt động đo điện trở chống sét hay kiểm tra nối đất, nối không và sự liền mạch giữa chúng được gọi là kiểm định hệ thống chống sét. Hoạt động này được làm định kỳ đặc biệt là trước mùa mưa bão.
Kiểm định an toàn hệ thống chống sét là quy định mang tính bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam. Việc kiểm định theo định kỳ giúp quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các cơ sở một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp nâng cao vị thế cạnh tranh , giảm thiểu các chi phí đáng tiếc mà sét gây ra.
Kiểm định hệ thống chống sét được pháp luật quy định tại: Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng-Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống”.
Bước 1: Kiểm tra sơ bộ hệ thống trên hồ sơ
Bước 2: Tiến hành kiểm tra chi tiết thực tế
Bước 3: Tiến hành đo đạc, kiểm tra điện trở
Bước 4: Ghi kết quả kiểm định, xử lý số liệu và kiến nghị
Bước 5: Cấp giấy kiểm định cho hệ thống chống sét đạt tiêu chuẩn
Bộ Xây dựng đã biên soạn tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012, tiêu chuẩn này sau đó được thẩm định, đánh giá và được công bố trở thành tiêu chuẩn chống sét quốc gia.
Tiêu chuẩn này đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra những chỉ dẫn cho việc chống sét đối với các trường hợp đặc biệt như kho chứa chất nổ, những công trình tạm như cần cẩu, khán đài bằng kết cấu khung thép, và các chỉ dẫn chống sét cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình khai thác dầu, khí trên biển, các công trình đặc biệt hay áp dụng các công nghệ chống sét khác.
Quy định chung
Các hướng dẫn trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát, khi áp dụng vào một hệ thống chống sét cụ thể cần xem xét tới các điều kiện thực tế liên quan đến hệ thống đó. Trong những trường hợp đặc biệt khó khăn thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Trước khi tiến hành thiết kế chi tiết một hệ thống chống sét, cần phải quyết định xem công trình có cần chống sét hay không, nếu cần thì phải xem xét điều gì đặc biệt có liên quan đến công trình (xem Điều 7 và Điều 8).
Cần kiểm tra công trình hoặc nếu công trình chưa xây dựng thì kiểm tra hồ sơ bản vẽ và thuyết minh kỹ thuật theo các yêu cầu về phòng chống sét được quy định ở tiêu chuẩn này.
Đối với những công trình không có các chi tiết bằng kim loại phù hợp thì cần phải đặc biệt quan tâm tới việc bố trí tất cả các bộ phận của hệ thống chống sét sao cho vừa đáp ứng yêu cầu chống sét vừa không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình.
Đối với các công trình xây dựng có đa phần kết cấu bằng kim loại thì nên sử dụng các bộ phận bằng kim loại đó trong hệ thống chống sét để làm tăng số lượng các bộ phận dẫn sét. Như thế vừa tiết kiệm kinh phí cho hệ thống chống sét lại không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình.
Tuy nhiên, khi sét đánh vào phần kim loại, đặc biệt đối với kim loại được sơn mạ, có thể phá hủy các lớp sơn mạ ngoài kim loại; đối với khối xây có cốt thép có thể gây đổ khối xây. Có thể giảm thiểu rủi ro trên bằng giải pháp sử dụng hệ thống chống sét được cố định trên bề mặt công trình.
Những kết cấu kim loại thường được sử dụng như một bộ phận trong hệ thống chống sét gồm có khung thép, cốt thép trong bê tông, các chi tiết kim loại của mái, ray để vệ sinh cửa sổ trong nhà cao tầng.
Toàn bộ công trình phải được bảo vệ bằng một hệ thống chống sét kết nối hoàn chỉnh với nhau, không có bộ phận nào của công trình được tách ra để bảo vệ riêng.
Các bước lắp đặt hệ thống chống sét.
Trước tiên, cần khảo sát cụ thể: Khu vực nhà bạn ở có hay bị sét đánh không? Diện tích tổng thể cần được bảo vệ là bao nhiêu? Lắp đặt kim thu sét, đi dây, bãi tiếp địa ở đâu?…Từ đó sẽ đưa ra các phương án lắp đặt phù hợp nhất.
Tiêu chuẩn tiếp địa khi lắp đặt hệ thống chống sét
Bước1: Đào đất đóng cọc tiếp địa.
Cần phải xác định được vị trí thi công bãi tiếp địa tránh các công trình ngầm như hệ thống ống nước, dây điện, cáp quang, các hạ tầng bên dưới lòng đất khác. Sau đó kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng bãi tiếp địa bằng cách dùng máy đo điện trở đất, nếu chỉ số Rđ < 10 Ohm thì đạt tiêu chuẩn.
Hiện nay, có 3 phương pháp thi công tiếp địa phổ biến là đào rãnh, khoan giếng và dùng máy nén cọc. Tùy vào địa hình và tính chất đất để lựa chọn phương án thích hợp.
Bước 2: Lắp đặt hộp kiểm tra điện trở.
Lựa chọn vị trí phù hợp để lắp đặt hộp kiểm tra điện trở sao cho không làm mất thẩm mỹ của công trình nhưng vẫn cần đảm bảo sự thuận lợi cho việc đo đạc và kiểm tra điện trở khi cần.
Bước 3: Kéo dây dẫn sét
3 loại dây phổ biến hiện nay là cáp đồng trần, cáp đồng bọc hoặc thép mạ kẽm. Khi đi dây cần hạn chế gấp khúc quá lớn, hạn chế các mối đấu nối, tốt nhất nên là một đường dẫn liên tục để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ của công trình.
Sau đó sẽ định vị dây vào tường, có thể đi ngoài tường bằng cách luồn ống gen hoặc đi âm tường theo đường ống nước, hộp kỹ thuật.
Bước 4: Hàn hoá nhiệt kết nối dây và cọc tiếp địa
Kết nối dây cáp thoát sét vào bãi tiếp địa bằng phương pháp hàn hóa nhiệt. Nếu không có điều kiện thì sử dụng kẹp tiếp địa chuyên dụng.
Bước 5: Đo kiểm tra điện trở tiếp đất.
Tiến hành đo đạc, kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống trước khi lấp đất
Điện trở tiếp địa chống sét nhở hơn 10 ôm là đạt yêu cầu
Bước 6: Thực hiện gia công, lắp đặt cột đỡ kim thu sét.
Để đảm bảo công trình có tuổi thọ từ vài chục năm đến trăm năm, cột đỡ kim thu sét nên được gia công bằng thép mạ kẽm hoặc inox. Sau đó cần bắt dây neo tăng đơ cho cột để gia cố thêm phần chịu lực, phòng khi có gió bão lớn.
Lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình dân dụng
Bước 7: Kết nối dây dẫn sét với kim thu sét.
Dây dẫn sẽ được luồn trong ống cách điện liên tục từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa, nhằm tránh lan truyền dòng sét vào kết cấu công trình. Để đảm bảo việc dẫn sét tốt nên dùng đồng hồ thông mạch dây dẫn sét.
PCCC Đại An Toàn thi công lắp đặt hệ thống chống sét đạt tiêu chuẩn tại các tỉnh phía Nam như: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh,…
Cung cấp thay thế thiết bị, sửa chữa, lắp đặt hệ thống chống sét và lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
Lắp đặt hệ thống chống sét và thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy là một phần cực kỳ quan trọng trong bất kỳ cơ sở hạ tầng của nó để cứu người, tài sản và vật có giá trị trong trường hợp khẩn cấp. Có cả hệ thống chủ động và thụ động nên kết hợp tốt hơn để đạt mức an toàn cháy nổ cao nhất. Và ngoài ra, việc coi việc chống khói là vô cùng quan trọng, bởi khói là mối đe dọa số một đối với tính mạng con người.