Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng
Hệ thống PCCC nhà xưởng là gì ?
- Tỉ lệ xảy ra hỏa hoạn trong các nhà xưởng sản xuất rất cao vì thế hệ thống chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng tránh và ngăn ngừa xảy ra cháy nổ cho các doanh nghiệp. Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ cháy lớn tại các nhà xưởng, nhà kho chứa hàng với hậu quả rất nghiêm trọng. Từ đó các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng ý thức và chủ động hơn trong việc trang bị hệ thống PCCC (hệ thống phòng cháy chữa cháy) trong nhà xưởng của doanh nghiệp mình.
Lý do nên lắp đặt hệ thống PCCC cho nhà xưởng, nhà kho.
- Với thực trạng hiện nay có rất nhiều vụ việc cháy nổ xảy ra ở các doanh nghiệp gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, làm mất rất nhiều chi phí, phải dừng việc sản xuất làm những người công nhân phải mất tính mạng. Vì thế thi công hệ thống PCCC là vô cùng cần thiết đối với các nhà xưởng sản xuất.
- Những hệ thống PCCC sẽ thay mặt con người xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả khi phát hiện ra đám cháy .
- Hệ thống PCCC nhà xưởng cũng là một hạng mục quan trọng cho các công trình nhà xưởng được xây dựng mới hiện nay vì nếu không có nó bạn sẽ không thể tiến hành làm thủ tục hoàn công cho nhà xưởng, nhà kho được.
- Việc bảo trì và bảo dưỡng hệ thống PCCC khá dễ dàng và ít tốn kém.
- Thời gian sử dụng lâu dài ít, chất lượng luôn được đảm bảo
- Hệ thống PCCC hoạt động rất linh hoạt, ổn định, an toàn, mang lại hiệu quả rất cao mà không cần đến sự tham gia của con người . Từ đó giúp con người tránh xa những điều đáng tiếc xảy ra.
- Khi có hệ thống PCCC mức độ làm việc của công nhân sẽ tăng cao vì họ cảm thấy an toàn.
Hệ thống PCCC nhà xưởng có những loại nào?
- Hiện nay, có 3 loại hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng được sử dụng phổ biến hơn cả là:
- Hệ thống PCCC vách tường: Thường được lắp đặt cho các nhà xưởng, nhà kho có nguy cơ cháy thấp. Chẳng hạn như xưởng in, xưởng cơ khí, gia công hàng thủ công mỹ nghệ,…
- Hệ thống chữa cháy bán tự động: Là dạng hệ thống PCCC nhà xưởng cơ bản gồm có hộp chữa cháy, hộp chữa cháy gắn trên vách tường (Hose Reel) chứa các thiết bị như cuộn vòi, lăng phun, bộ van. Hệ thống được kích hoạt chữa cháy bằng van xả đường ống áp lực có sẵn.
- Hệ thống PCCC tự động Sprinkler: Thiết kế và sử dụng cho các công trình có nguy cơ cháy nổ cao như nhà kho hoá chất, nhà khoa chứa các loại vật liệu dễ cháy nổ như vải, bông,…
- Ngoài ra thì còn rất nhiều loại hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng khác nữa. Tiêu chuẩn thiết kế PCCC nhà xưởng phải được cân nhắc, khảo sát trên thực tế mới có thể xây dựng được phương án chính xác, phù hợp nhất cho từng loại công trình.
Tiêu chuẩn thiết kế PCCC nhà xưởng
- Các quy định thiết kế PCCC nhà xưởng được nêu rõ trong các văn bản QCVN và TCVN về phòng cháy chữa cháy. Cụ thể về tiêu chuẩn thiết kế PCCC cho nhà xưởng cần thực hiện theo:
– QCVN 06: 2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
– QCVN 08: 2018/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của công trình ngầm đô thị.
– TCVN 2622 – 1995: Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình: Yêu cầu thiết kế.
– TCVN 3890 – 2021: Phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho công trình và nhà: Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
– TCVN 5738 – 2021: Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
– TCVN 5760 – 2001: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
– TCVN 4513 – 1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
– TCVN 3526 – 1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung.
– Yêu cầu, nội quy khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
Điều kiện an toàn về thiết kế PCCC nhà kho – xưởng đối với doanh nghiệp
- Đó là những yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp khi hoạt động, nhằm đảm bảo tuân thủ luật phòng cháy chữa cháy cũng như sự an toàn cho cơ sở hoạt động, nhà xưởng hoặc nhà kho chứa hàng.
- Nghị định 79 mô tả điều kiện an toàn đối với rất nhiều đối tượng. Nhưng xét về hình thức hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay có thể khái quát thành 2 trường hợp: Cơ sở hoạt động có nhà kho, và kho xưởng xây dựng riêng với kết cấu đặc thù.
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
- Điều 7 của Nghị định 79 PCCC nêu rõ, những cơ sở có kho hàng hóa, vật tư cháy được, hoặc vật tư hàng hóa không cháy nhưng đựng trong các bao bì cháy được, hay các bãi hàng hóa, vật tư có khả năng cháy,…phải đáp ứng các điều kiện an toàn về quy định PCCC với kho hàng cụ thể như sau:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
e) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
f) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình Nhà kho hàng hóa, vật tư “có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Lưu ý, các tiêu chuẩn PCCC nhà kho nêu trên phải được duy trì thực hiện trong suốt quá trình doanh nghiệp vận hành.
Quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng
- Để lắp đặt hệ thống PCCC nhà xưởng cần phải qua 5 bước như sau:
Bước 1: Khảo sát công trình cần lắp đặt trên thực tế, nắm bắt yêu cầu từ chủ đầu tư để thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng phù hợp.
Bước 2: Thiết kế bản vẽ chi tiết và có sự chấp nhận từ cơ quan chức năng.
Bước 3: sau khi được cơ quan chức năng chấp thuận tiến hành thi công như thiết kế đã đề ra.
Bước 4: Công trình sau khi đã thi công nhà xưởng phải một lần nữa được Nghiệm thu từ bên phía có liên quan rồi mới hoàn công, thanh toán và đưa vào hoạt động.
Bước 5: Hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng phải có kế hoạch bảo hành, bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định, tính an toàn cao.